Tư thế ngủ tránh gù lưng có tác dụng rất lớn trong việc phòng tránh bệnh gù lưng, vẹo cột sống. Khi còn nhỏ, xương của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế, nếu trẻ có thói quen ngủ trong tư thế sai thì sẽ rất gây hại đến cột sống, hạn chế sự phát triển chiều cao. Ngủ đúng tư thế nghe có vẻ là điều không quan trọng nhưng lại rất hiệu quả trong việc giúp trẻ phòng tránh gù lưng.
1. Tác hại của gù lưng đối với cuộc sống của trẻ
Gù lưng là một chứng rối loạn cột sống do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh gù lưng nếu ở mức độ nhẹ thì chỉ gây mất thẩm mỹ và có thể khắc phục được. Tuy nhiên, nếu bị gù ở mức độ nặng hơn có thể dẫn đến hàng loạt tai hại khác như hạn chế sự phát triển chiều cao. Có nhiều trường hợp trẻ bị gù lưng nặng nên dẫn đến chèn ép lồng ngực, làm ảnh hưởng đến tim, phổi, tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.
Hiện nay, có nhiều cách để phòng tránh, khắc phục gù lưng như tập các bài tập chống gù lưng, tập yoga. Tuy nhiên, tư thế ngủ tránh gù lưng đúng cách cũng là điều mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Để hướng dẫn con rèn luyện thói quen ngủ lành mạnh này, hãy theo dõi phần tiếp theo nhé.
2. Rèn luyện tư thế ngủ tránh gù lưng đúng cách thế nào?
2.1. Bỏ thói quen dùng gối trong lúc ngủ
Hầu như cha mẹ nào cũng tạo cho con thói quen ngủ gối ngay từ nhỏ. Khi ngủ với chiếc gối cao trong một thời gian dài sẽ khiến cổ của trẻ bị cong về phía trước. Điều đó làm cho lưng trẻ cũng bị cong theo, tăng cao nguy cơ gù lưng.
Ngủ không kê gối mới là cách ngủ đúng nhất được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Khi ngủ không kê gối, lưng sẽ được duỗi thẳng một cách tự nhiên nhất. Nhờ đó, các khớp xương không bị đè nén nên phát triển rất nhanh. Ngủ theo tư thế này cũng hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao của trẻ diễn ra tốt nhất.
2.1. Dùng nệm chắc chắn
Có một chỗ ngủ thoải mái sẽ giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhanh hơn, đồng thời giấc ngủ cũng được sâu hơn. Để được như vậy, cha mẹ phải chuẩn bị giường ngủ kỹ lưỡng, nhất là ở khâu chọn nệm. Một chiếc nệm chắc chắn, không quá mềm cũng không quá cứng sẽ giúp nâng đỡ cho xương của trẻ tốt nhất. Hơn nữa, độ đàn hồi của nệm cũng phải thật tốt để tránh cho xương bị cong theo độ cong của nệm khi trẻ nằm xuống.
2.3. Tập cho trẻ tư thế ngủ tránh gù lưng thành thói quen
Thực tế, có rất nhiều trẻ nhỏ nằm ngủ với tư thế sai nhưng không được cha mẹ uốn nắn lại nên tạo thành thói quen ngủ xấu cho tới khi trưởng thành.
Tư thế ngủ tránh gù lưng đúng chính là tư thế nằm ngửa, tay và chân duỗi thăng tự nhiên. Cha mẹ hãy kiên trì tập cho trẻ từ từ cho tới khi bé cảm thấy thoải mái nhất với tư thế này. Trong lúc ngủ, trẻ có thể nằm nghiêng hay xoay người quay lại. Nhưng điều quan trọng là trẻ phải giữ cho thân mình luôn nằm ngay, thẳng.
2.4. Tư thế ngồi dậy từ giường và nằm xuống
Cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ ngồi dậy và nằm xuống đúng cách. Vì nếu trẻ bật dậy liền ngay khi vừa mới ngủ dậy sẽ gây áp lực tiêu cực lên cột sống. Khi trẻ thức dậy, hãy cho trẻ nằm nghiêng người về phía cạnh giường rồi co hai gối lại hoặc thò chân ra ngoài cạnh giường. Sau đó, chống hai tay lên giường để ngồi dậy.
3. Một số lưu ý rèn luyện tư thế tránh gù lưng hiệu quả
Rèn luyện tư thế ngủ đúng là điều cần thiết. Nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý một số điểm trong thói quen sinh hoạt để giúp trẻ phòng tránh gù lưng tốt nhất:
- Hạn chế cho trẻ mang balo nặng. Nên chỉnh cho hai quai balo bằng nhau để không làm cho vai bị lệch về một bên.
- Tránh cho trẻ mang giày quá cao vì sẽ làm tăng độ ưỡn cột sống thắt lưng.
- Không nên để trẻ ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Cho trẻ đi, đứng thẳng lưng.
- Chọn cho bé bàn ghế chống gù, chống cận joykids.vn với kích cỡ phù hợp. Ngồi học với tư thế chuẩn, tránh khom lưng, cúi người.
Tình trạng trẻ bị mắc gù lưng, cận thị có tỷ lệ ngày càng cao. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lại không nhận thức được tai hại của những tật này cho đến khi chúng xảy ra với con mình. Tư thế ngủ tránh gù lưng dù nghe có vẻ không quan trọng nhưng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giúp con bạn phòng tránh các tật trên.
Ka Lang tổng hợp